Quy đổi mác bê tông tương ứng với cấp độ bền

 Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993, mẫu dùng để đo cường độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 × 150 × 150 mm được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn 28 ngày sau khi bê tông ninh kết. Sau đó được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu, đơn vị tính bằng MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kg/cm²).

Khi nói rằng mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm².

Trong nhiều hồ sơ thiết kế, thay vì ghi mác bê tông 100#, 200#,… mác bê tông được ghi theo cấp độ bền B (ví dụ B7.5, B10, B12.5,…) gây lúng túng cho kỹ sư giám sát. Do vậy, để dễ hiểu – dễ nhớ, xin trích bảng quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B) từ TCVN 5574:2012 để các bạn dễ theo dõi, cụ thể như sau:

Cấp độ bền (B) Cường độ chịu nén (Mpa) Mác bê tông (M)
B3.5 4.50 50
B5 6.42 75
B7.5 9.63 100
B10 12.84
B12.5 16.05 150
B15 19.27 200
B20 25.69 250
B22.5 28.90 300
B25 32.11
B27.5 35.32 350
B30 38.53 400
B35 44.95 450
B40 51.37 500
B45 57.80 600
B50 64.22
B55 70.64 700
B60 77.06 800
B65 83.48
B70 89.90 900
B75 96.33
B80 102.75 1000

Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85% mác thiết kế.

Quy định về lấy mẫu bê tông

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về thi công và nghiệm thu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối hiện hành – TCVN 4453:1995 – thì việc lấy mẫu được quy định như sau:

– Đối với bê tông thương phẩm thì ứng với mỗi mẻ vận chuyển trên xe (khoảng 6÷10 m³) phải lấy một tổ mẫu, tại hiện trường công trình trước khi đổ bê tông vào khuôn;

– Trường hợp đổ bê tông kết cấu đơn chiếc, khối lượng ít (<20 m³) thì lấy một tổ mẫu;

– Đối với kết cấu khung và các loại kết cấu mỏng (cột, dầm, bản, vòm…) thì cứ 20 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu;

– Đối với bê tông móng máy khối lượng khoang đổ (phân khu bê tông) > 50 m³ thì cứ 50 m³ bê tông lấy một tổ (nếu khối lượng bê tông móng máy ít hơn 50 m³ vẫn phải lấy một tổ);

– Các móng lớn, thì cứ 100 m³ lấy một tổ mẫu, nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu cho mỗi khối móng;

– Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, sân bay,..) thì cứ 200 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu (nhưng nếu khối lượng < 200 m³ thì vẫn phải lấy một tổ).

– Đối với bê tông khối lớn:

. Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) ≤ 1000 m³ thì cứ 250 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu
. Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) > 1000 m³ thì cứ 500 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu.

Nguồn: st


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ QUANG NGUYỄN

? Địa chỉ: 244C Nguyễn Hữu Thọ – Q. Hải Châu – Đà nẵng

? Showroom: 98 Tiểu La – Q. Hải Châu – Đà Nẵng

? Giao hàng nội thành miễn phí

LIÊN HỆ:

☎️ 0236.3630.886 (Showroom)

☎️ 0236.3634.666 (Tổng đài văn phòng)

☎️ 0935.214.021 (Mr Khôi – Phụ trách bán hàng)

☎️ 0905.898.931 (Mr Việt Anh – Phụ trách thiết kế)

✉️ Email: quangvinhxd@yahoo.com

? Website: quangnguyengroup.com.vn

Bình luận:

Tin tức liên quan