Lớp bê tông lót là gì?
Lớp bê tông lót là lớp bê tông dùng để lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với đất nhằm hạn chế mất nước cho bê tông lớp trên và tạo sự bằng phẳng cho đáy móng, đà giằng.
Tác dụng của bê tông lót móng?
Mục đích lớp bê tông lót gồm các tác dụng như sau:
• Làm bằng phẳng để thi công
• Chống mất nước xi măng của lớp bê tông trên
• Giúp đất đai không bị biến dại do tác động bên ngoài
• Chống các xâm hại bên ngoài để bảo vệ lớp bê tông móng
Vì thế phần bê tông lót đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình làm móng nền, đà giằng móng.
Một số công trình thi công dùng bê tông gạch vỡ để làm bê tông lót. Với phương án này tiết kiệm chi phí kinh tế cao nhưng khó kiểm soát chất lượng, chất lượng không cao, tính bền lâu dài kém.
Một số công trình thi công lại dùng đá 4X6 để làm bê tông lót.
Thực tế hiện nay lớp bê tông này thường được xếp đá rồi dùng vữa xi măng tô lên phía trên, đầm tay sơ sài khó kiểm soát chất lượng.
Từ đó cho thấy lớp bê tông này không thể gọi là bê tông được vì có nhiều lỗ rỗng. Có thể tạo ra sự lún do lớp lót, vì đất dưới đáy móng chui lên chiếm chỗ rỗng trong bê tông đá 4×6.
Đặc biệt khi có lực ở cột gia tăng đột ngột – như lực động. Thì có khả năng gây lún tức thời, do các viên đá 4×6 chuyển dịch.
Mặt khác về sau, nếu bên cạnh có công trình thi công, khi đào móng có thể gây phá hoại lớp lót này, gây lún thêm cho công trình.
Thành phần bê tông lót là gì?
Thành phần của bê tông lót gồm cát, đá, vữa xi măng. Đá có thể là đá 4×6 hoặc đá 1×2, thông thường người ta dùng đá 4×6 làm lót bê tông lót. Có nhiều quan niệm cho rằng dùng bê tông lót thì nên dùng đá 1×2 vì dễ trộn bằng máy, ít tạo lỗ rỗng tuy nhiên mình không đồng tình với quan điểm này. Vì lớp bê tông lót đá 4×6 thì độ cứng sẽ lớn hơn đá 1×2 nên thích hợp nằm dưới hơn, nhưng phải đảm bảo thi công đúng.
Nên dùng bê tông đá 4×6 hay đá 1×2?
Hiện tại tồn tại 2 phương thức thi công là sử dụng đá 4×6 và đá 1×2? Vậy nên chọn loại nào?
Có quan niệm cho rằng:
Không nên đổ bê tông lót móng đá 4×6 vì các lý do sau:
– Thông thường ta dùng bê tông đá 4×6 để làm bê tông lót trước khi đặt thép đổ bê tông móng đá 1×2.
– Thực tế hiện nay lớp bê tông này thườn được xếp đá rồi dùng vữa xi măng tô lên phía trên, đầm tay sơ sài khó kiểm soát chất lượng.
– Từ đó cho thấy lớp bê tông này không thể gọi là bê tông được vì có nhiều lỗ rỗng. Có thể tạo ra sự lún do lớp lót, vì đất dưới đáy móng chui lên chiếm chỗ rỗng trong bê tông đá 4×6.
– Đặc biệt khi có lực ở cột gia tăng đột ngột – như lực động. Thì có khả năng gây lún tức thời, do các viên đá 4×6 chuyển dịch.
– Mặt khác về sau, nếu bên cạnh có công trình thi công, khi đào móng có thể gây phá hoại lớp lót này, gây lún thêm cho công trình.
– Do đó không nên dùng bê tông lót đá 4×6 mà nên dùng bê tông lót đá 1×2 trộn và đổ tại chỗ.
– Có người chọn bê tông lót đá 4×6 dày 200mm là không hiệu quả, không kinh tế, mà gây bất tiện cho thi công, có thể làm kém an toàn cho công trình.
– Không được dùng bê tông gạch vỡ, vì chất lượng gạch vỡ còn kém hơn đá 4×6.
Lớp Bê tông bảo vệ móng và cổ cột
– Móng và cổ cột là phần ngầm của công trình, sau khi thi công thì lấp đất ngay, đất ẩm nên rất khó kiểm tra bằng mắt và các dụng cụ thử nghiệm.
– Đáy móng thường nằm dưới mực nước ngầm nên khi thi công bê tông khó đạt được yêu cầu kỹ thuật.
– Cổ cột cũng luôn ở trong môi trường ẩm ướt và đôi khi trong nước ngầm, nước thải có hóa chất ăn mòn tông.
– Chúng ta cũng thường ít chú ý tô hồ để bảo vệ cổ cột, nên khoảng 10 năm sau thì lớp mặt ngoài của bê tông có thể bị mục.
– Do đó, lớp bê tông bảo vệ rất quan trọng, ta nên chọn chiều dày của lớp bê tông bảo vệ móng >= 7cm và cổ cột là >= 5cm
Dùng cát phủ đầu cừ tràm – Một việc làm tai hại
– Móng gia cố cừ tràm được sử dụng rất lâu đời và qua thực tế nhiều công trình tuổi thọ trên 50 năm. Hiện nay, có giả pháp đóng xong cừ tràm thì phủ lên 1 lớp cát dày 10cm, có người lót lớp cát dày 20cm hay hơn nữa. Công việc này có thể gây lún cho công trình vì:
• Dưới áp lực đáy móng, cát có thể chui xuống bùn bên dưới hay chui vào lớp bê tông lót có độ rỗng bên trên.
• Do dòng chảy, cát có thể dịch chuyển.
• Do công trình lân cận đào móng, lớp cát phủ đầu cừ tràm này có thể bị sụp lở.
• Chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nhau có thể tạo lún không đều.
– Ngoài ra việc phủ cát là móng không liên kết với khối cừ tràm, nên có độ cứng nền-móng bị giảm yếu, do đó có thể bị rung động khi xe chạy bên cạnh. Mặt khác do ảnh hưởng của lực xung động, lớp cát đệm đầu cừ tràm có thể bị chảy làm gia tăng độ lún và sự rung động công trình.
– Vậy thì nhất thiết phải đặt đầu cừ tràm lớp bê tông lót, để lực đứng và lực ngang truyền từ móng sang khối cừ tràm, để móng và cừ tràm tạo thành 1 khối chịu lực, không được có lớp cát ở trung gian.
Thế nhưng nếu đổ đá 1×2 thì cũng cần phải có lớp cát đệm lót móng để tránh bê tông tiếp xúc trực tiếp với đất vậy có khác nào dùng đá 4×6. Vì vậy theo một số đơn vị chuyên thi công nền móng cho biết, nếu đã là bê tông lót móng thì nên dùng đá 4×6 vì các lý do sau:
• Độ cứng đá 4×6 lớn hơn đá 1×2 thích hợp làm lớp bê tông lót móng
• Việc dùng đá 4×6 không tạo lỗ rỗng như một số người nói vì nếu kỹ thuật thi công tốt, đúng quy định vữa xi măng sẽ len lỏi vào các khe đá 4×6 tạo nên một độ cứng tuyệt vời ngoài mục đích là lót móng.
Nguồn: st
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ QUANG NGUYỄN
? Địa chỉ: 244C Nguyễn Hữu Thọ – Q. Hải Châu – Đà nẵng
? Showroom: 98 Tiểu La – Q. Hải Châu – Đà Nẵng
? Giao hàng nội thành miễn phí
LIÊN HỆ:
☎️ 0236.3630.886 (Showroom)
☎️ 0236.3634.666 (Tổng đài văn phòng)
☎️ 0935.214.021 (Mr Khôi – Phụ trách bán hàng)
☎️ 0905.898.931 (Mr Việt Anh – Phụ trách thiết kế)
✉️ Email: quangvinhxd@yahoo.com
? Website: quangnguyengroup.com.vn
Bình luận: